Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


DIỄN ĐÀN NÓI VỀ QUÊ HƯƠNG. KHÔNG CHÍNH TRỊ .
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Khúc thụy du
Mưa Trên Ngày Tháng Đó - Từ Công Phụng
Latest topics
» Tình khúc- Nguyễn Văn Thơ
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby tuyenlinh47 Thu Jun 30, 2016 8:30 am

» Trang Thơ Tuyền Linh
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby tuyenlinh47 Thu Jun 30, 2016 8:22 am

» Đẹp huyền bí hoa móng cọp xanh có ở Đà Lạt
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby trinhvrc Sat Aug 16, 2014 2:37 pm

» Tranh bút lửa
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby luantranhoang Sat Apr 19, 2014 12:29 pm

» Welcome to Dalat
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby Hoang_Dung Tue Aug 13, 2013 5:32 pm

» BAY ĐI THẦM LẶNG
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby Hoang_Dung Mon Aug 12, 2013 4:14 pm

» Sương nhẹ qua phố
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby Hoang_Dung Wed Aug 07, 2013 4:31 pm

» Một thoáng hồ Xuân Hương bình yên
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby Hoang_Dung Wed Aug 07, 2013 3:41 pm

» Sự Tích Hoa Dã Quỳ
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby Hoang_Dung Sun Aug 04, 2013 6:02 pm

» Bánh căn Đàlạt
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby Hoang_Dung Sun Aug 04, 2013 11:33 am

» * MIMOSA *
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby Hoang_Dung Sun Aug 04, 2013 11:32 am

» Đà Lạt nỗi nhớ tràn về
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby Hoang_Dung Wed Jul 31, 2013 4:55 pm

» NHỮNG MÓN NGON ĐƯỜNG PHỐ Ở ĐÀ LẠT
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby Hoang_Dung Wed Jul 31, 2013 4:46 pm

» Trường chuyên Thăng Long Đàlạt
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby Hoang_Dung Mon Jul 22, 2013 3:05 pm

» Phiêu cùng với mây
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby Hoang_Dung Mon Jul 22, 2013 3:02 pm

» Phố đi bộ, chợ Đà Lạt
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby Hoang_Dung Sun Jul 21, 2013 7:24 pm

» Bùng binh chợ Đà Lạt một buổi sáng bình yên
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby Hoang_Dung Sun Jul 21, 2013 7:20 pm

» Đà Lạt mù sương
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby Hoang_Dung Sun Jul 21, 2013 7:15 pm

» Chợ Đàlạt
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby Hoang_Dung Sun Jul 21, 2013 7:13 pm

» Ngày hội gia đình ở Thung lũng Tình Yêu
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby Admin Sat Jun 29, 2013 5:11 am

» Bí ẩn về hệ thống đường hầm của Nhật ở Đà Lạt
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby Thiện phạm Thu Jun 27, 2013 8:12 pm

» Khánh Hà
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby PhiThuy Mon Jun 17, 2013 12:37 pm

» Hoàng Nguyên và mối tình âm nhạc với xứ sương mù...
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby Ngoc Han Nguyen Mon Jun 17, 2013 11:55 am

» Bài báo người Việt Nam đầu tiên viết về Đàlạt ( bài này của thày Phạm Phú Thành dịch )
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby raustudio Sat Jun 15, 2013 7:47 pm

» Chiều cung trầm
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby gianglongdl Fri Jun 14, 2013 5:12 pm

» NGƯỜI VIỆT NAM ĐẦU TIÊN CHỤP ẢNH “ĐÀ LẠT XƯA” TỪ MÁY BAY
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby Bồ công Anh Thu Jun 13, 2013 4:34 pm

» La Dalat
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby Admin Thu Jun 13, 2013 4:23 pm

» Thác Voi
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby Thiện phạm Tue Jun 11, 2013 7:19 pm

» Đà Lạt hết “mộng mơ”
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby Bồ công Anh Tue Jun 11, 2013 7:09 pm

» Nhiệt kế cổ khổng lồ ở Đà Lạt
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby Bồ công Anh Tue Jun 11, 2013 2:36 pm

» Vườn rau Đà lạt - chụp từ máy bay.
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby Admin Tue Jun 11, 2013 2:16 pm

» Rượu vang
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby PhiThuy Tue Jun 11, 2013 9:56 am

» Chuyện giữa bác T. và bố tôi - Thiên Hương
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby Thienhuong Mon Jun 10, 2013 8:10 am

» Ấp Ánh Sáng
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby PhiThuy Sun Jun 09, 2013 8:27 pm

» Bộ không ảnh vê Đalat năm 1968
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby raustudio Thu Jun 06, 2013 8:56 am

» Lang thang gặp ĐÀLẠT TRĂNG MỜ
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby raustudio Thu Jun 06, 2013 8:53 am

» THEO BƯỚC CHÂN RONG RÊU. ( Khành Ly ...Vi Sao , Thúy Trúc , Thiên Hương , Quách Tấn )
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby huycam007 Wed Jun 05, 2013 10:33 am

» HOÀNG NGUYÊN, CUNG ĐÀN TÀI HOA BẠC MỆNH
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby huycam007 Wed Jun 05, 2013 10:23 am

» Đà Lạt với nghệ thuật
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby Thiện phạm Wed Jun 05, 2013 10:20 am

» Đà Lạt, những hương vị khó quên
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby Thienhuong Wed Jun 05, 2013 10:18 am

» KẺ MỘNG MƠ
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby huycam007 Wed Jun 05, 2013 6:32 am

» MPK PHƯỚC KHÙNG VÀ TRIỂN LÃM " VÂN GỖ THÔNG "
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby huycam007 Wed Jun 05, 2013 6:28 am

» Đà Lạt, Một Vẻ Đẹp Chỉ Còn Trong Nỗi Nhớ...
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby Thienhuong Tue Jun 04, 2013 5:27 pm

» Móng cọp đỏ - Mucuna bennettii
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby Bồ công Anh Tue Jun 04, 2013 3:25 pm

» Móng cọp vàng
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby Bồ công Anh Tue Jun 04, 2013 3:16 pm

» Đà Lạt: Thành phố ba không
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby Thiện phạm Mon Jun 03, 2013 8:24 pm

» HAI LY BƠ...VÀ MỘT MẢNH GIẤY !
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby Thiện phạm Mon Jun 03, 2013 8:22 pm

» Lăng Nguyễn Hữu Hào
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby Thiện phạm Mon Jun 03, 2013 7:46 pm

» Tranh chân dung
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby PhiThuy Mon Jun 03, 2013 4:40 pm

» Ảnh màu "độc và đẹp" về Đà Lạt năm 1965
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Emptyby Thiện phạm Mon Jun 03, 2013 4:15 pm


 

 Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT

Go down 
Tác giảThông điệp
Bồ công Anh

Bồ công Anh


Tổng số bài gửi : 19
Join date : 28/05/2013

Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT Empty
Bài gửiTiêu đề: Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT   Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT EmptySat Jun 01, 2013 10:27 pm

“Khi Nhất Linh về nước, ông xách theo một cây kèn Clarinette, một loại nhạc khí mà ông đã rành xử dụng từ những năm 1939-1940. Cứ mỗi buổi chiều chúng tôi lại nghe tiếng hắc tiêu của ông qua bản Tennessee Waltz mà ông ưa thích văng vẳng từ căn lầu hai chung cư, nghe lạc lõng xa lạ trong cái không khí chợ búa ồn ào chợ An Đông. Chúng tôi thấy rõ nơi này chẳng phải là chỗ nương náu lâu dài cho ông được.

Quả nhiên, qua năm 1955, ông xách kèn lên Đà Lạt và quyết định ở luôn trên ấy mấy năm…

Nhất Linh, sau thời kỳ chữa bệnh bên Pháp, lại rất thích hợp với khung cảnh nên thơ và khí hậu mát mẻ của Đà Lạt, dạo này rất khỏe mạnh. Ông thường đi bộ một ngày đến hơn cả chục cây số. Mỗi buổi sáng sớm, từ căn phòng thuê trên lầu hai nhà hàng Nguyễn Tăng Diên, số 12 đường Yersin, ông thả bộ xuống khu chợ Hòa Bình, ăn điểm tâm tô phở bình dân đường Hàm Nghi, rồi đi vòng bên kia bờ hồ Xuân Hương, vượt mấy ngọn đồi phía cuối hồ, đến tận khu Chi Lăng, gần hồ Than Thở. Lâu lâu ông rủ tôi đi thả bộ cùng với ông. Hai bố con lặng lẽ đi bên nhau, vì ông thường đắm mình trong những kỷ niệm và suy tưởng riêng tư, cho đến lúc tôi mệt nhoài đòi về. Có lần, đi ngang qua sân cù, ông chỉ về phía cái tháp cao của khu trường trung học Yersin và khách sạn Palace thấp thoáng trong sương phía bên kia bờ hồ Xuân Hương, nói với tôi là chính tại ngôi trường đó, gần 10 năm trước, ông đã cầm đầu phái đoàn Việt Nam dự Hội Nghị Sơ Bộ Pháp Việt và cũng thời gian đó, trước nhà hàng Palace kia, nơi thềm xi măng mặt tiền khách sạn, ông vẫn thường ngồi uống rượu để thưởng ngoạn khung cảnh Đà Lạt với bác Thụy tôi, hai người vẫn nhìn sang rặng đồi thông bên này, nơi chỗ chúng tôi tản bộ ngày nay. Cái khung cảnh thơ mộng đó, mười năm sau, đã trở về trong ký ức của ông: nhưng lần này khung cảnh đó ông đã thưởng ngoạn với sự bình thản hơn nhiều của tâm hồn…

Một bữa kia trong buổi đi tản bộ thường lệ buổi sáng, cha tôi bất ngờ trông thấy và chỉ cho tôi coi một đóa hoa phong lan nở hoa và mọc lưng chừng cao trên thân một cây thông già khẳng khiu bên bờ hồ Xuân Hương. Vẻ đẹp thiên nhiên của đóa phong lan khiến Nhất Linh ngây người ngắm nghía, nhất là cái dáng mảnh mai thướt tha của chùm hoa buông thả xuống tương phản hẳn với nét mạnh mẽ cứng cát của bẹ lá, và cánh hoa có màu vàng tươi nổi bật trên nền nâu đậm của gốc thông. Ông bèn sai tôi trèo lên cao gỡ nhánh lan xuống. Nhất Linh hẳn phải xúc động lắm khi ông bất ngờ tìm được thứ hoa quý này vì tôi thấy ông không để ý đến việc thằng con ông trèo lên thân cây cheo leo dám có thể sẩy tay ngã lắm mà chỉ luôn miệng nhắc chừng tôi cầm kheo khéo để khỏi làm gẫy nhánh hoa.

Mang được cây lan quý về nhà, ông liền trồng trên một khúc cây mục, lại sai tôi đi tìm rêu để đắp vào rễ cho giữ độ ẩm, rồi treo ngay trên tường trong phòng ngủ, cả ngày hôm đó ông say sưa ngắm nghía mãi không chán. Thế rồi từ đó Nhất Linh mê chơi lan. Mê đến độ quên ăn, quên ngủ và quên luôn cả việc viết lách, vì dạo này tôi ít thấy ông thức khuya ngồi viết như trước.

Cái thú tản bộ của ông không còn mang mục đích tập thể dục buổi sáng hoặc để giúp ông thả hồn trong dòng suy tưởng nữa mà lúc này đã mang một mục đích mới: Ông đi tầm lan, có khi đi suốt ngày, băng rừng lội suối, ông đi một mình hay đi cùng với những người bạn cùng mê lan như ông, để rồi chiều chiều về đến nhà mệt nhoài nhưng hý hửng với một hay hai đóa hoa lạ trên tay. Hôm nào không đi tìm lan thì ông đi tìm những khúc rễ lớn có hình thù lạ mắt về nhà gọt dũa để gắn hoa phong lan lên trên hoặc ông lui cui xếp và đóng những thanh gỗ với nhau để làm rổ treo lan, mỗi rổ có một kiểu khác nhau, rồi ông treo lan lên tường, treo cùng khắp, gần như kín cả phòng… Cái nhiệt tình của Nhất Linh đã lây sang rất nhiều người khác làm sống dậy phong trào chơi lan và tầm lan của dân Đà Lạt những năm 1956-57…

Nhất Linh chơi lan công phu hơn những người khác vì ngoài việc tầm lan ông còn ra thư viện tra khảo hoặc đặt mua từ bên Pháp các sách ngoại quốc viết về hoa phong lan trên thế giới, rồi ông tỉ mỉ phân loại, so sánh với hoa ở địa phương, ông lại vẽ từng đóa hoa một, đặt tên hoa, ghi chú từng đặc tính, với dụng ý sau này là làm tài liệu viết một cuốn sách về việc sưu tầm hoa phong lan. Và chiều nào ông cũng thổi hắc tiêu, nói là thổi cho lan nghe. Ông thổi bản “J'ai rêvé de vous”, vous đây là chính đám hoa quấn quít xúm lấy ông, nào là Nhất Điểm Hồng, Huyết Nhung Lan, Bạch Hạc, Tím Đồi Mồi, Hoa Cô Dâu, Bạch Ngọc, Thanh Ngọc, Văn Bao... thứ treo trên vách, thứ cắm trong chậu, thứ bầy trên bàn…

Qua năm sau vì số lượng hoa sưu tập được mỗi ngày một nhiều, nhất là từ lúc Nhất Linh chuyển hướng chuyên đi tìm loại hoa đất là loại hoa do cụ Nghị Biên (em ruột bà nội) khởi xướng thì căn nhà lầu trên đường Yersin trở nên chật chội quá. Mấy bố con tôi dọn qua một căn nhà mới, số 19 đường Đặng Thái Thân, do ông chủ garage Lê Đình Gioãn, một người bạn lan của cha tôi, để lại. Từ đầu giốc đèo Prenn, phải đi vào một con đường trải đá ngoằn ngoèo mới tới được căn biệt thự nằm biệt lập trên một triền đồi nhìn xuống một thung lũng thông trùng điệp. Tại đây Nhất Linh đã biến căn biệt thự thành một trại lan nhỏ với đủ các loại hoa trồng khắp từ trong ra đến tận ngoài nhà. Lúc này cha tôi đã lôi kéo được những người bạn của ông từ Sàigòn lên tận Đà Lạt để cùng đi tầm lan với ông. Nhà văn Đỗ Tốn với chiếc xe hai ngựa và thi sĩ Tô Kiều Ngân với chiếc sáo trên tay vẫn thường đi tìm lan với chúng tôi, và vì có phương tiện xe hơi của Đỗ Tốn và của ông Gioãn nên phạm vi tầm lan cũng rộng hơn nhiều trong chu vi đến cả trăm cây số, từ đèo Ngoạn Mục xuống tới Phan Rang hay đèo Bảo Lộc xuống đến Định Quán.”

Sau đó NGUYỄN TƯỜNG THIẾT kể chuyện Nhất Linh mua một lô đất vào năm 1957 nằm ven quốc lộ 29 Sàigòn - Đà Lạt, ngay cây số 27. Khoảng hai cây số phía Nam của làng Fim-nôm. Bên cạnh đó là một con suối tên gọi Đa Mê, nơi Nhất Linh dựng một căn nhà bằng gỗ với tranh và sống ở đây. Cuối năm 1957 căn nhà đang xây cất nửa chừng thì bị sụp đổ vì một cơn giông bão. Nhất Linh quyết định giã từ tất cả: Đà Lạt, Fim-nôm, giòng suối Đa Mê và cả trăm giỏ hoa lan để về ở luôn Sàigòn:

“Như đoạn văn kết trong cuốn truyện Đôi Bạn của ông, hai câu thơ sau đây của Nhất Linh, đâu đó, vẫn còn vẳng về Đà Lạt như “một nỗi nhớ xa xôi đương mờ dần”:
“Người đi lâu chửa thấy về
Nhớ người lòng suối Đa Mê gợn buồn.”

Vào năm 2008, nhân 45 năm ngày mất của nhà văn Nhất Linh, khi được LÊ QUỲNH MAI phỏng vấn NGUYỄN TƯỜNG THIẾT nói thêm:

“Kỷ niệm sâu đậm ghi nhiều dấu ấn trong tôi nhất là những kỷ niệm xẩy ra nhiều năm trước khi cha tôi mất. Hồi ấy ở trên Ðà Lạt cha tôi hay tổ chức cuối tuần những cuộc đi chơi picnic. Hôm ấy trên chiếc xe hơi của bác Lê Ðình Gioãn chúng tôi hai gia đình đi chơi suối vàng cách Ðà Lạt 17 cây số. Ðến suối bọn trẻ chúng tôi túa vào rừng thông, lội suối, thám hiểm những vùng đất lạ. Tôi xách súng cao su theo các anh lớn vào rừng bắn chim. Bác Gioãn, chú Trương Bảo Sơn và cha tôi vào rừng kiếm hoa phong lan. Mẹ tôi chị tôi và các cô con gái bác Gioãn thì không đi đâu xa, chỉ ngồi tụ nhau bên suối chỗ đỉnh của thác nước để hàn huyên. Mẹ tôi loay hoay sửa soạn bữa ăn ngoài trời cho cả bọn. Buổi trưa sau khi đã mệt và đói bụng chúng tôi lần theo tiếng kèn clarinet của cha tôi mà trở về suối. Anh Thạch và tôi khi về lại chỗ đầu thác nước thì thấy không có cách gì để qua bên kia suối được vì chỗ này là đỉnh thác, con suối dù rất hẹp chỉ rộng hai thước nhưng nước chẩy rất xiết. Anh Thạch và tôi bắt buộc phải qua bờ bên kia để nhập với tất cả mọi người ở bên ấy. Ở tít xa dưới kia nơi chân thác tôi thấy cha tôi đang cặm cụi ngồi vẽ, ông đang vẽ thác nước, thỉnh thoảng ông ngước mặt lên nhìn đỉnh thác nơi hai chỗ chúng tôi đứng. Sau cùng chúng tôi thấy ở gần miệng thác có một cái cây lớn đổ xuống, thân cây nằm vắt ngang suối. Thế là anh tôi bò trước tôi bò sau chúng tôi qua thân cây sang được bờ bên kia.

Một năm sau trong một lần đi chơi thác nước Datanla, cha tôi và tôi trong lúc đi dọc theo dòng suối chúng tôi khám phá ra một cái vực rất sâu và hẹp, vách đá dựng đứng, nhìn xuống trông rất ghê rợn. Trong lúc tôi nhỏm người gần bờ vực để nhìn cho rõ thì cha tôi đẩy tôi ngược về phía sau. Ông hét lên: “Ðừng dại thế. Nhỡ ngã xuống thì sao!”. Rồi cha tôi mắng tôi một thôi một hồi. Tôi chưa bao giờ thấy ông giận dữ như thế. Người ông run lên. Sau đó ông kể tôi chuyện xẩy ra từ một năm trước trong lần chúng tôi đi picnic ở suối vàng. Lần ấy trong lúc ngồi vẽ cái thác nước cha tôi ngửng lên và kinh hoàng nhìn thấy ở trên tít cao tôi đang bò trên một khúc cây nằm vắt qua thác! Cha tôi bảo tôi: “Lúc ấy cậu chỉ sợ cái khúc cây ấy nó lăn!”. Kể xong mặt ông buồn rầu thấy rõ và cuộc đi chơi thác Datanla sau đó mất hết cả hứng thú cho cả hai bố con.

Sau này nhớ lại kỷ niệm hai lần đi chơi ấy tôi thường tự hỏi vì sao ông đã không mắng tôi từ một năm trước ngay trong lần đi chơi thứ nhất ở suối vàng? Ông đã giấu kín câu chuyện ấy trong lòng suốt một năm. Và nếu không có chuyến đi chơi Datanla thì mãi mãi tôi không biết được là cái hành động vô cùng dại dột đó của tôi ông đã chứng kiến và làm ông hoảng sợ.”

Năm 2009 NGUYỄN TƯỜNG THIẾT nhìn một bức ảnh chụp một quán cà phê tại Đà Lạt khiến bao kỷ niệm của những ngày tháng cũ lại ào ạt trở về vì quán này chính là biệt thự Poinsard & Veyret mà gia đình mình đã từng cư ngụ hơn nửa thế kỷ trước:

“Thời gian tôi ở căn nhà đó là năm tôi học lớp Đệ Lục trường trung học công lập Quang Trung Đà Lạt niên khóa 1955-56. Trường cách nhà khá xa, đi bộ cũng mất trên nửa tiếng. Mỗi chiều tan trường lủng lẳng cạc táp trên vai đứa bé 15 tuổi tung tăng đi dọc con đường men theo hồ Xuân Hương để về nhà. Bước qua đập Ông Đạo lần nào cũng vậy mùi cá tanh của phân bón bốc lên từ cánh ruộng rau trong ấp Ánh Sáng sộc vào mũi nó nhắc nhở tôi là mình đã sắp sửa về đến nhà. Qua đập nước tôi rẽ phải lên một con dốc rất ngược, ngắn mà cong, là dốc Lê Đại Hành. Đứng lại ở đầu dốc để thở tôi ngước nhìn lên đỉnh nhà thờ Đà Lạt. Trên cao chót vót có một con gà bằng thép nhỏ xíu gắn trên đầu cây thánh giá. Rẽ trái trên đường Yersin đi ngang nhà bưu điện của thành phố đã thấy biệt thự Poinsard & Veyret quét màu vôi vàng hiện trước mắt.

Trên lầu biệt thự đó khi thì tôi thấy thấp thoáng trên ban công bóng dáng cha tôi đang lui cui treo một giỏ hoa phong lan khi thì có tiếng kèn của cha tôi vẳng ra một bản nhạc tây mà hồi đó ông thường hay thổi, đó là bản nhạc mang tên Quán trọ chiều tà: L’Auberge au crépuscule... Où je reviens toujours... Lorsque l’oiseau module... Un dernier chant d’amour...

Từ nhà bưu điện Đà Lạt bước qua đường Tự Đức tôi đặt chân lên vỉa hè xi măng kẻ ca-rô rộng thênh thang. Ngôi nhà chúng tôi nằm ở vị trí giữa hai khách sạn lớn nhất của thành phố là khách sạn Du Parc và khách sạn Langbian, tọa lạc ngay trên mũi nhọn của hai con đường châu nhau là đường Yersin và đường Tự Đức. Lần nào đi trên vỉa hè ấy tôi cũng không quên ghé nhìn bên trong cửa hàng Poinsard & Veyret. Sau một quầy kính bán thực phẩm Pháp như pa-tê, xúc-xích, phó-mát, bơ... một bà đầm béo phục phịch bận áo choàng trắng đứng bán hàng.

Có bận cha tôi dẫn tôi vào tiệm mua thuốc lá và rượu vang. Trong lúc tôi đứng lơ ngơ trong tiệm cha tôi nói chuyện ở quầy với bà đầm, thỉnh thoảng bà ta lại phá lên cười. Tôi chẳng hiểu hai người nói gì chỉ nghe thủng được mỗi một tiếng Écrivain thốt ra từ cửa miệng cha tôi. Tôi đoán là bà ta hỏi cha tôi làm nghề gì. Dù là ở ngay trên lầu của nhà hàng nhưng chúng tôi lên gác bằng cầu thang riêng, không dính gì đến nhà hàng phía dưới. Đi trên vỉa hè qua mấy cửa tiệm boutique, salon... trên đường Yersin, gần đến phía sau khách sạn Langbian, tôi rẽ vào một cái sân rộng lát đá hình tam giác, xung quanh sân là mặt lưng của những cửa tiệm nói trên. Bước qua một cái chuồng ngựa ở cuối sân tôi lên một cầu thang gỗ rộng là lối đi chung của tất cả các đơn vị gia cư ở trên lầu.”

NGUYỄN TƯỜNG THIẾT nhớ lại kỷ niệm về một cái Tết xưa năm 1956 ghi dấu sâu đậm nhất trong thời gian mình ở căn nhà tại thành phố Đà Lạt này:

“Ngày ấy... những ngày cuối năm...

Thành phố như phủ một làn mưa rất mỏng lẫn vào trong sương khiến khách đi đường cảm thấy như có những mũi kim trong suốt và lạnh giá chích lâm râm trên da mặt mình.

Phía hông bên trái của căn biệt thự chúng tôi ở là con đường nhỏ Tự Đức, con đường cong vòng đâm xuống hồ Xuân Hương ở ngay chỗ trước nhà Thủy Tạ. Cha tôi yêu con đường ấy lắm. Nó ngắn thôi nhưng rất nên thơ. Một bên đường là hông của khách sạn Langbian, bên kia, sau hàng thông xanh mặt hồ hiện ra lấp loáng ánh nắng. Hai bên hè trồng hai hàng lê mà năm ấy hoa lê nở trái mùa trắng xóa. Những cánh hoa trắng theo cơn gió đông bay lả lả trong sương. Mỗi lần đi ngang cha tôi lại khẽ ngâm câu thơ Kiều: Cành lê trắng điểm một vài bông hoa... Có lần cha tôi nói với anh Thạch tôi là ông mong muốn một ngày nào đó con đường ấy sẽ mang tên Nhất Linh.

Để sửa soạn cho cái tết năm ấy cha tôi và chị Thoa ra đó bẻ những cành lê mang về cắm trong những lọ thủy tinh. Ngoài hoa phong lan treo trên tường căn phòng đầy những lọ hoa lê trắng thay cho hoa mai vàng để đón xuân.

Còn tôi, một buổi chiều cuối năm đi học về tôi đón nhận cái Tết Bính Thân ấy với lòng rộn rã khôn tả. Bước chân sáo trên vỉa hè rộng của đường Yersin ngay phía dưới ban công nhà tôi, tôi nghe từ phía bên kia đường trong khuôn viên của Ty Ngân Khố thành phố Đà Lạt có tiếng nhạc tiếng trống tiếng pháo tưng bừng rộn ràng. Thì ra là nhân viên của Ty đang tổ chức liên hoan Tất Niên.

Chạy vội lên gác tôi quẳng cái cạc táp rồi chạy ngược trở ra băng qua đường tới trước Ty Ngân Khố tọa lạc ở góc đường Yersin và Bá Đa Lộc. Quây chung quanh Ty Ngân Khố là một bờ tường thấp trên cắm hàng rào sắt. Tôi không thể nhìn vào phía trong được vì người đứng xem đã chiếm chật suốt dọc hàng rào. Bất chấp mấy ông già khó tính cự nự tôi chen bừa vào giữa đám đông trèo lên đứng trên bờ tường, hai tay vịn song sắt, nhìn vào trong.”

Mồng một Tết tại Đà Lạt có nhiều chuyện đáng nhớ:

“Tôi thức dậy rất trễ. Tiếng pháo nổ lẹt đẹt ở xa. Nó chỉ vừa đủ thấm vào trong giấc mơ chứ không đủ sức lôi tôi ra khỏi giấc nồng. Cho tới khi anh Triệu đốt một phong pháo đùng ở ngay trên ban công nhà thì tôi choàng dậy. Mùi pháo thơm - mùi của Tết - từ ngoài hiên ập vào phòng ngủ. Tôi dụi mắt. Mọi người đã chỉnh tề trong bộ quần áo mới. Chị Thoa nói:

- Em mặc quần áo đi rồi còn mừng tuổi cậu mợ chứ!

Tôi mặc quần áo mới rồi qua phòng bên cạnh. Hai phòng thông nhau qua ngã hành lang ở ban công. Phòng này bình thường chỉ có một mình cha tôi ở. Cũng như phòng bên cạnh chỉ có mình tôi và chị Thoa. Nhưng Tết năm ấy có thêm mẹ tôi và anh Thạch từ Sài Gòn lên, anh Triệu hồi ấy dậy học ở dưới Sóc Trăng cũng lên, thành thử hai gian phòng nhỏ bỗng trở thành chật chội. Phòng cha tôi ở có một cái lò sưởi nhưng không mấy khi đốt. Trên vách tường treo đầy những giỏ phong lan. Bộ sa lông chỉ có độc một cái ghế đặt trước lò sưởi. Ở góc buồng có một cái phản gỗ làm giường ngủ, cũng dùng để ăn cơm thay bàn ăn.

Cha tôi còn mặc bộ đồ ngủ, ngoài khoác chiếc áo choàng dầy có giây thắt ngang bụng, ông ngồi uống trà tàu trên ghế sa lông. Mẹ tôi đầu vấn khăn bận chiếc áo dài nhung ngồi trên phản. Trước mặt bà là một cái tráp đựng trầu cau, hai ba cái thẩu đựng kẹo bánh. Các anh chị tôi đứng quanh phản, miệng người nào cũng nhóp nhép cắn hạt dưa. Tôi cúi xuống bốc một nắm mứt sen bỏ miệng. Mẹ tôi quay qua nói với cha tôi:

- Mình ngồi xuống phản đây cho con nó còn mừng tuổi.

Cha tôi ngồi yên trên ghế, không nhúc nhích. Ông nói:

- Các con mừng tuổi mợ thì còn có tiền mà tiêu Tết chứ. Mừng tuổi cậu thì cũng như không.

Mẹ tôi cúi xuống mở cái cháp lấy ra mấy phong bao đỏ. Bà cầm một cái đưa tay về phía anh Triệu. Anh cúi xuống toan cầm. Chị Thoa nhắc:

- Không nói gì à?

Anh Triệu nói như máy:

- Năm mới con chúc cậu mợ được dồi dào sức khoẻ, an khang, thịnh vượng, buôn bán phát tài...

Rồi anh ngừng lại không biết nói gì hơn. Chị Thoa bảo:

- Ăn nói thế mà cũng đòi đi dậy học Việt văn.

Đến người cuối là tôi, mặc dù chỉ lí nhí nói vài câu, tôi cũng được mẹ tôi lì xì những hai cái phong bì. Bà bảo mọi người:

- Thằng út này hôm nọ được thầy giáo khen, thưởng nó gấp đôi.

Thế là Tết ấy tôi có nhiều tiền nhất nhà để đánh tam cúc và đánh bất. Chúng tôi quây quần ngồi trên mâm cơm đặt trên phản. Cơm có thịt kho dưa chua. Hai cái bánh chưng được cắt bằng giây lạt thành những miếng hình tam giác.”

Về chai rượu thầy giáo Khuê biếu nhân dịp tết được nhắc lại như một kỷ niệm thật vui:

“Trước khi ăn cha tôi nói:

- Nào! Có chai rượu quí phải mở ra để uống mừng xuân chứ.

Rồi ông nhìn quanh tìm cái mở rượu. Không thấy cái mở rượu đâu ông quay qua hỏi mẹ tôi. Đặt đĩa dưa chua trên phản, mẹ tôi nói: - Hình như ở trên lò sưởi ấy.

Nói rồi mẹ tôi tiến lại lò sưởi giơ tay lên bệ cao để tìm. Bỗng “xoảng” một cái. Chúng tôi giật mình quay lại. Chai rượu quý đặt trên bệ cao rơi xuống sàn vỡ tan. Cha tôi lúc ấy đang ngồi trên ghế xa lông cạnh lò sưởi nhỏm ngay dậy đưa tay dựng đứng chai rượu vỡ trên sàn. Mẹ tôi cúi xuống cầm lấy chai đặt lên bàn. Chai rượu vang bị vỡ đôi ngang chỗ cổ chai. Nhờ cha tôi nhanh tay nên rượu trong chai vẫn còn gần đầy. Nhưng chúng tôi đều biết là mảnh vụn thủy tinh đã lẫn vào trong rượu.

Chị Thoa giúp mẹ tôi quét dọn miểng thủy tinh và lau chùi rượu trên sàn.

Cha tôi chỉ chai rượu trên bàn bảo mẹ tôi:

- Còn chai này nữa. Sao không dẹp đi cho rồi.

Mẹ tôi nhìn chai rượu tiếc rẻ nói:

- Rượu còn đầy nguyên mà. Rượu đắt tiền chứ có phải rẻ đâu mà đổ đi. Phí của trời!

- Uống vào để cho thủy tinh nó cứa thủng bụng hả?
Mẹ tôi trầm ngâm một lát rồi tìm cách lọc rượu qua bông gòn nhưng ông cha vẫn không chịu uống. Ông lên tiếng:

- Uống rượu là để tìm cái thú. Uống mà vừa uống vừa lo thì uống làm gì. Cậu không uống vì có uống cũng sẽ không còn thấy ngon nữa. Không thấy ngon mà vẫn cứ uống, nghĩa là uống chỉ vì tiếc tiền thì rất không nên.

Thế là cái chai rượu quý khai xuân thầy giáo Khuê tặng cha tôi trong dịp Tết Bính Thân năm 1956 đó cha tôi không thưởng thức được lấy một giọt.”

NGUYỄN TƯỜNG THIẾT cũng nhắc đến những kỷ niệm của mình với đài phát thanh Đà Lạt thời đó. Đài chiếm 4 từng lầu bên cánh phải cùng của khách sạn Du Parc:

“Nói đến đài phát thanh Đà Lạt tôi lại nhớ tới trong khoảng thời gian ấy chúng tôi không lần nào quên đón nghe chương trình nhạc yêu cầu của đài này, phát thanh mỗi tuần một lần, chương trình mở đầu bằng một bản nhạc ngoại quốc điệu Paso Doble vui tươi rộn rã. Tuần nào cũng vậy hai bản Đường về miền Bắc và Chiều vàng do Tôn Thất Niệm hát được thính giả Đà Lạt yêu cầu nhiều nhất. Mỗi chiều thứ sáu giọng hát vừa cao sang lại vừa trầm ấm của người ca sĩ tài tử này lan đi từ đài phát thanh ấy truyền khắp không gian ẩm lạnh của miền cao nguyên thấm vào hồn và sưởi ấm lòng người dân Đà Lạt; giọng hát có sức truyền cảm và quyến rũ đến độ ngày nay - tôi tin thế - sau hơn nửa thế kỷ, những người của Đà Lạt thuở nào đã từng một thời nghe Tôn Thất Niệm hát trên đài ấy, nay hẳn vẫn còn giữ nguyên mối xúc động khi nghe lại... Chiều nào áo tím... nhiều quá... lòng thấy rộn ràng... nhớ người... Đường về miền Bắc bao cách xa... Nhìn về đường lối muôn khó khăn... Đây núi cao... Đây suối sâu... (Đường về miền Bắc) hoặc... Đường về lòng người tha phương nhớ... Chiều dần mờ mờ cô thôn vắng... Người yêu dấu ngàn đời thấu chăng... Ta nén đau thương gắng bước hoài... Thuyền chèo tới nơi đâu ngừng bến... (Chiều vàng). Ca sĩ Niệm là anh rể tôi. Anh lấy chị họ tôi, chị Nguyệt, con gái lớn của bác Thụy. Anh Niệm không bao giờ là người hát chuyên nghiệp. Cha tôi mê giọng hát của anh lắm có lần nói đùa: “Cháu hát hay thế thì theo nghề bác sĩ làm gì!”.

NGUYỄN TƯỜNG THIẾT, là con trai của nhà văn NHẤT LINH (Nguyễn Tường Tam), nói về giai đoạn thân phụ mình ở Pháp mới trở về.

NET
Về Đầu Trang Go down
 
Hồi ký của NGUYỄN TƯỜNG THIẾT
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Chào mừng Hien Chau , Chau Hien, anhdaocaonguyen, ,Hue Chau, Ngoc Han Nguyen, yen nguyen, , chau quan, Vũ-Ngọc-Bích,
» HOÀNG NGUYÊN, CUNG ĐÀN TÀI HOA BẠC MỆNH
» Lăng Nguyễn Hữu Hào
» Tình khúc- Nguyễn Văn Thơ
» Thám hiểm cao nguyên Lâm Viên.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Văn, thơ, nhạc, Tranh, Ảnh về Đà lạt :: Văn-
Chuyển đến